fbpx

Mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai là một thủ tục thường gặp trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ hiểu biết để thực hiện đúng quy định và giảm thiểu rủi ro cho bản thân, tránh những thiệt hại về sau. Dưới đây là quy định về thủ tục chuyển nhượng đất đai, quyền sử dụng đất mới nhất.

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khoản 1, điều 188, luật đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng đất nếu có đủ 4 điều kiện sau:

  1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  2. Đất không có tranh chấp tại thời điểm thực hiện chuyển nhượng
  3. Quyền sử dụng đất không bị liệt kê vào điều khoản bảo đảm thi hành án
  4. Trong thời gian sử dụng đất

2. Đất nằm trong quy hoạch có được chuyển nhượng hay không?

Khoản 2, điều 49, luật đất đai 2013, đất thuộc diện quy hoạch thì người sử dụng đất vẫn được phép chuyển nhượng cho tới khi bị thu hồi. Đất trong diện quy hoạch vẫn được phép chuyển đổi có 2 trường hợp:

  1. Không có kế hoạch sử dụng đất hang năm từ cấp huyện trở lên

Đất đã được công bố nằm trong quy hoạch sử dụng mà chưa có kế hoạch hằng năm của cấp huyện thì được phép chuyển nhượng.

  1. Đất đã có kế hoạch sử dụng hằng năm của cấp huyện trở lên

Đất thuộc diện quy hoạch và có kế hoạch sử dụng hang năm của cấp huyện nếu muộn chuyển nhượng cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không được phép xây mới nhà ở, công trình.

1234556

3. Thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất

Thủ tục chung cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận):

Chuyển nhượng đất cần phải thực hiện tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính của địa phương. Nếu không thực hiện thủ tục sang nhượng đất thì quyền sử dụng đất vẫn chưa được chuyển cho người mua, rủi ro thuộc về người mua.

Các bước thực hiện mua bán chuyển nhượng đất đai: Đặt cọc (có thể không cần) => công chứng hợp đồng chuyển nhượng

  • Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất theo thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP: Hợp đồng giá trị từ 100 Triệu – 1 tỉ đồng: phí 1% giá trị đất.
  • Hợp đồng từ 1 tỉ đến 3 tỉ chịu mức 1 triệu đồng + 0.06% phần giá trị vượt mức 1 tỉ đồng.

3.      Kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND huyện nơi có nhà, đất

Bộ hồ sơ kê khai nghĩa vụ tài chính bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

– Hợp đồng chuyển nhượng công chứng

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất bản gốc

– Bản sao CMND công chứng, sổ hộ khẩu bản gốc của cả hai bên.

Phí trước bạ: được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ x Mức tỉ lệ thu phí trước bạ

Lệ phí trước bạ: Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP, mức lệ phí này được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ (0.5%) x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %. Trong đó, mức thu lệ phí trước bạ là 0,5%. Trường hợp tặng hoặc thừa kế nhà đất không phải chịu thuế trước bạ, tuy nhiên cần có hồ sơ chứng mình việc được tặng, thừa kế.

Ngoài ra người mua đất còn phải nộp thêm phí địa chính, phí thẩm định, phí cấp sổ đỏ,… Thời hạn thực hiện thủ tục sang nhượng đất đai tối đa 10 ngày.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên thì thủ tục sang tên sổ đỏ được xem như đã hoàn tất.