Công chứng giấy tờ ở đâu? Hay những loại giấy tờ nào bắt buộc cần phải công chứng?.. Đều là những câu hỏi thường gặp đối với bất kì ai. Công chứng là việc xác định tính chân thực, hợp pháp của hợp đồng hay giấy tờ được thực hiện bởi công tố viên của những tổ chức hành nghề công chứng.

Những văn bản pháp lý

  • Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực
  • Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ về chi tiết và hướng dưỡng thi hành một số điều của Luật công chứng
  • Luật 82/2006/QH11 Công chứng

Các địa điểm công chứng giấy tờ

Dưới đây là những khoản mục liên quan đến câu trả lời của câu hỏi ” Công chứng ở đâu?” theo nghị định số 75/2000/NĐ-CP.

Tại điều 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng sẽ là

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng ở trong nước:
  • Phòng Công chứng
  • UBND cấp huyện
  • UBND cấp xã
  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng ở nước ngoài:
  • Cơ quan đại diện Ngoại giao
  • Cơ quan Lãnh sự của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại điều 9: Địa điểm công chứng

  • Việc công chứng được thực hiện tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng. Trừ trường hợp trong khoản 2 Điều 50 của nghị định này hoặc những quy đinh khác của pháp luật.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải sắp xếp công chứng viên, công chứng thuận lợi, lịch sự, văn minh và đảm bảo dân chủ trật tự.
  • Tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thong báo rõ rang về lịch làm việc, quy trình tiếp nhận, thẩm quyền, thủ tục, và niêm yết lệ phí công chứng rõ ràng.

Có phải tất cả giấy tờ, hợp đồng đều phải công chứng?

Tùy vào đó là những loại giấy tờ, hợp đồng gì mà cần phải bắt buộc công chứng. Cũng có những loại giấy tờ không bắt buộc phải công chứng.

Các loại giấy tờ bắt buộc phải công chứng

  1. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất đai.
  2. Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất đai, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp.
  3. Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất đai, tài sản gắn liền với đất đai mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh BĐS.
  4. Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đai.
  5. Giấy tờ mua bán hoặc cho tặng, thừa kế công trình xây dựng.
  6. Hợp đồng hoặc văn bản về mua bán hoặc tặng cho, thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
  7. Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho thừa kế đối với cây lâu năm.
  8. Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng.
  9. Di chúc bằng văn bản.
  10. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ.
  11. Văn bản xác nhận lựa chọn người giám hộ.
  12. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là gia đình, các nhân.
  13. Hợp đồng mua bán, cho tặng, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.
  14. Thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.
  15. Văn bản thỏa thuận tài sản khi kết hôn.
  16. Thỏa thuận về việc mang thai hộ .
  17. Văn bản ủy quyền cho nhau vè việc thỏa thuận mang thai hộ.
  18. Văn bản thỏa thuận việc chia tài sản chung vợ chồng.
  19. Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp.

Các loại giấy tờ không bắt buộc phải công chứng

  1. Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
  2. Hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở thuộc, sở hữu nhà nước.
  3. Hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
  4. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức.
  5. Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Như vậy, bạn đã biết được loại giấy tờ mình đang cần đi công chứng sẽ cần phải mang đến đâu để công chứng rồi đúng không? Chúc các bạn thành công trong việc công chứng giấy tờ của mình nhé!