Hiện nay có rất nhiều trường hợp cần làm thủ tục nhập hộ khẩu nhưng không phải ai cũng nắm rõ được việc chuẩn bị hồ sơ như thế nào và làm ở đâu hay mình có đủ điều kiện để nhập hộ khẩu hay không. Vì vây, bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về các trường hợp nhập hộ khẩu cũng như để chuẩn bị thật tốt trước khi đi làm thủ tục nhập khẩu.

Nhập hộ khẩu là gì?

Nhập hộ khẩu, hay còn gọi là Đăng ký thường trú là một phương thức quản lý nhân khẩu của một số quốc gia tại châu Á. (Theo Wikipedia)

Được quy định tại Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013.

Nhap Ho Khau Ha Noi

Điều kiện để làm thủ tục nhập hộ khẩu

Cũng dựa trên Luật cư trú và nghị định số 31/2004/NĐ-CP thì người muốn làm thủ tục nhập hộ khẩu phải thuộc một trong các trường hợp sau

Điều kiện 1

Người muốn nhập khẩu phải có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, do mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều kiện 2

Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập khẩu phải thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Vợ về ở với chồng, chồng ở với vợ; con cái về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con cái
  2. Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở ở với anh chị, em ruột
  3. Người tàn tật, mất khả năng lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về với ở anh chị, em ruột
  4. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ.
  5. Người chưa chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha me không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh chị em ruột, cô dì chú bác, cậu ruột, người giám hộ
  6. Người thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại.

Điều kiện 3

Người có ý muốn nhập khẩu được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều kiện 4

Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.

 

Cơ quan và thời hạn làm thủ tục

Cơ quan đăng ký làm thủ tục

Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã nơi ở đó.
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi ở đó.

Thời hạn đăng ký thường trú

  • Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đứa trẻ được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng đứa trẻ có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho đứa trẻ đó.
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

Quy trình thủ tục xin nhập hộ khẩu

Như đã nói ở phần 1, sổ hộ khẩu được coi là một phương thức quản lý nhân khẩu của quốc gia. Do vậy, khi bạn chuyển đến nơi ở mới không còn sống trong gia đình cũ nữa thì bạn cần làm hồ sơ thủ tục để tách sổ hộ khẩu. Cũng tương tự vậy, có những trường hợp bắt buộc bạn phải tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như những trường hợp dưới đây.

Những trường hợp cần xin nhập tách hộ khẩu

  • Thủ tục nhập hộ khẩu cho con
  • Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ
  • Thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng
  • Thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội mới nhất
  • Thủ tục nhập hộ khẩu vào cho người thân
  • Thủ tục chuyển khẩu theo chồng
  • Thủ tục chuyển khẩu về Hà Nội
  • Thủ tục tách nhập hộ khẩu

Ngoài thủ tục nhập hộ khẩu cho con thì những trường hợp khác như nhập hộ khẩu cho vợ, nhập hộ khẩu vào nhà người thân, nhập hộ khẩu theo chồng thì cần làm thủ tục tách hộ khẩu trước khi tiến hành nhập hộ khẩu vào sổ mới. Thêm một chú ý nữa là Chứng minh thư đi theo hộ khẩu nên hộ khẩu mới thì phải làm chứng minh thư mới nếu không sẽ bị phạt 150.000vnđ.

Quy trình thủ tục xin nhập hộ khẩu

Nếu bạn đang ở một trong những trường hợp trên thì khi có ý định đi làm thủ tục bạn có thể đến huyện và các đồng chí công an sẽ rất sẵn lòng chỉ dẫn cho bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian làm thủ tục thì bạn có thể chuẩn bị trước những giấy tờ liên quan.

1. Hồ sơ nhập hộ khẩu gồm những gì?

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu hay nhân khẩu của bạn;
  • Bản khai nhân khẩu của gia đình;
  • Giấy chuyển hộ khẩu khi cần chuyển khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp như đã khai;
  • Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú ở Hà Nội trên 1 năm
  • Đối với trường hợp có quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thì cần phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh quan hệ đó như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…
  • Sổ hộ khẩu của chủ hộ; trong trường hợp bạn nhận theo diện ở nhờ hoặc đi thuê nhà.
  • Chứng minh thư nhân dân.

2. Đi nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ giấy tờ, bạn đi nộp hồ sơ theo theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA.

Trên đây là đầy đủ những giấy tờ và quy trình làm thủ tục nhập hộ khẩu mới nhất năm 2019. Chúc bạn thuận lợi và làm thủ tục thành công!